Ngày nay, túi giấy tái chế được nhiều sự ưu ái hơn trong doanh nghiệp, công ty. Vậy vì sao nhỉ? Hãy để Túi Giấy SIC giúp bạn trả lời câu hỏi nhé
1. Túi giấy tái chế là gì?
Túi giấy tái chế là loại túi được sản xuất từ bột giấy đã qua sử dụng, thu gom từ các nguồn như giấy báo cũ, bìa carton, tài liệu văn phòng, sau đó được xử lý và tái chế thành giấy mới để làm túi. Chúng là giải pháp thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu rác thải và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Thống kê từ paperbag.org cho thấy, tại các quốc gia châu Âu, trung bình mỗi chiếc túi giấy được dùng hoặc tái chế 3,5 lần trước khi chúng được bỏ đi hoàn toàn.
Đa phần các loại túi đựng thực phẩm, đựng quà, túi đựng cà phê hay túi đựng đồ đạc khi mua sắm đều có thể đem tái chế. Tuy nhiên, với túi giấy bị dính dầu mỡ, thực phẩm, bị ướt, mục nát hoặc có lớp màng nhựa thì không thể tái chế.
2. Giải thích các ký hiệu trên túi
Thông thường, trên chiếc túi sẽ có in một số ký hiệu, biểu thị những thông tin liên quan đến chiếc túi, cụ thể:
Trên túi tái chế thường có các ký hiệu quan trọng để nhận biết loại vật liệu và khả năng tái chế của chúng, bao gồm biểu tượng Vòng Mobius (♻), các mã số từ 1 đến 7 đi kèm với tên viết tắt của loại nhựa (ví dụ: PET, HDPE, PVC, LDPE, PP, PS, Other), và có thể có ký hiệu FSC cho túi giấy tái chế.
- Biểu tượng Vòng Mobius (♻):Đây là biểu tượng tái chế phổ biến nhất, cho biết sản phẩm có thể được tái chế. Nếu đi kèm với một con số bên trong (ví dụ: ♻ 7%), ký hiệu đó thể hiện tỷ lệ phần trăm vật liệu tái chế được sử dụng trong sản phẩm và khuyến khích tái chế sau sử dụng.
- Mã nhận dạng vật liệu (Mã tái chế):Đây là các con số từ 1 đến 7 nằm trong biểu tượng Vòng Mobius, được dùng để phân biệt các loại nhựa khác nhau dựa trên đặc tính và cách xử lý tái chế của chúng.
- Số 1 (PET hoặc PETE): Nhựa polyethylene terephthalate, thường dùng cho chai nước, dầu gội. Khả năng tái chế cao.
- Số 2 (HDPE): Nhựa polyethylene mật độ cao, dùng cho chai sữa, dầu tẩy rửa, túi nhựa. Khả năng tái chế cao.
- Số 3 (PVC): Nhựa polyvinyl clorua, dùng cho ống dẫn nước, màng bọc thực phẩm. Rất độc và hiếm khi tái chế.
- Số 4 (LDPE): Nhựa polyethylene mật độ thấp, dùng cho túi nhựa đựng thức ăn. Thường không được tái chế.
- Số 5 (PP): Nhựa polypropylene, dùng cho hộp đựng thực phẩm, bình đựng nước. Có thể tái chế và chịu nhiệt tốt.
- Số 6 (PS): Nhựa polystyrene, dùng cho khay nhựa, cốc nhựa. Độc hại và không thể tái chế.
- Số 7 (Other): Nhựa loại khác, bao gồm Polycarbonate, BPA, hoặc hỗn hợp nhựa. Khả năng tái chế hạn chế hoặc không tái chế.
- Ký hiệu FSC:Chứng nhận cho các sản phẩm túi giấy tái chế, cho biết nguồn gốc gỗ được quản lý bởi Hội đồng quản lý rừng FSC, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích xã hội và bảo vệ môi trường.
3. Những lợi ích của túi tái chế bằng giấy
Tối ưu chi phí
Lợi ích đầu tiên mà túi mang lại chính là tiết kiệm tối đa chi phí. Theo thống kê, chỉ bằng việc tái chế 1 tấn giấy đã được sử dụng, con người có thể tiết kiệm đến:
⏵ 24 cây gỗ tự nhiên dùng sản xuất giấy.
⏵ Lượng Oxy đủ để thở trong 1 năm dành cho 12 người.
⏵ 39.084 lít nước đủ để dội toilet đến 3.000 lần và tắm 875 lần (mỗi lần 5 phút).
⏵ Gần 4.000 kWh điện đủ sử dụng trong 1 năm cho gia đình 3 phòng ngủ.
⏵ 605 lít dầu thô.
⏵ Hạn chế một lượng khí CO2 bằng khí thải của 1 chiếc ô tô trong 6 tuần.
Những số liệu trên chứng minh rằng con người sẽ tiết kiệm được một khoản lớn chi phí và nguồn lực cho xã hội và doanh nghiệp, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường khi dùng túi giấy.
Giảm lượng khí thải CO2
Hệ thực vật phân chia nhiệm vụ rất rõ ràng: cây nhon có khả năng hấp thụ CO2 nhanh hơn và cây già thì tồn trữ khí CO2 nhiều hơn. Do đó, khi con người dùng nhiều giấy tái chế hơn, số cây già bị chặt đi sẽ giảm. Chúng sẽ tiếp tục sống để trữ khí CO2 nhiều hơn, góp phần giảm lượng khí nhà kính trong hệ thống khí quyển.
Trung bình mỗi năm, lượng carbon lưu trữ của rừng châu Âu đạt 719 triệu tấn CO2/năm. Lượng khí thải này ước tính bằng lượng khí thải CO2 nước Đức thải ra môi trường mỗi năm. Trong đó, ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng, nông nghiệp, giao thông, công nghiệp năng lượng, hộ gia đình và các chất thải là tác nhân chính.
Dễ dàng tái chế và phân hủy
Có nhiều lý do để sử dụng túi tái chế từ giấy, trong đó yếu tố dễ phân hủy là một yếu tố quan trọng. Theo một số nghiên cứu, các sản phẩm túi giấy trên thị trường có chứa tối thiểu 35% nguyên liệu tái chế.
Sau một vòng đời sử dụng, những sản phẩm này tiếp tục bước vào quy trình xử lý và mang đi tái sử dụng. Điều này phù hợp với xu hướng sống xanh và bảo vệ môi trường trên thế giới. Ngày càng có nhiều công ty không dùng túi nhựa vì chúng cần một quy trình xử lý cầu kỳ, thậm chí gây tắc nghẽn máy móc.
Trung bình, túi giấy cần vài tháng để phân hủy xong, còn túi nhựa mất từ 500 – 1000 năm mới hoàn tất quá trình này. Với túi không còn dùng để đựng đồ đạc, bạn có thể xé nhỏ, đem ủ cây cũng rất tốt.
Bảo vệ môi trường và sinh vật biển
Cuộc sống của của hàng nghìn sinh vật biển đã bị phá hủy bởi những chiếc túi nhựa. Vì túi nhựa có thể khiến các loài sinh vật nhầm lẫn là thức ăn. Khi nuốt vào cơ thể, túi nhựa gây hiện tượng tắc nghẽn bao tử, khiến rùa biển, cá voi, các loài cá, chim biển bị chết đói. Trong khi túi giấy với khả năng tan rã trong nước sẽ làm giảm thiểu nguy hiểm với động vật.
Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp
Dùng túi tái chế từ giấy để đựng đồ đạc là cách để doanh nhịp chung tay bảo vệ môi trường. Đây là một cách làm nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn, góp phần xây dựng hình ảnh một thương hiệu tử tế, tốt đẹp trong mắt khách hàng.
Để biết thêm về giá in túi giấy tái chế, bạn có thể liên hệ với Túi Giấy SIC.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tái chế
Vết bẩn do dầu mỡ, thực phẩm
Túi bằng giấy tái chế dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tái chế. Khi túi, hộp giấy dính vết bẩn từ thực phẩm, dầu mỡ,… cần phải được loại bỏ hoàn toàn, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của túi giấy sau khi tái chế.
Thành phần cấu tạo của túi
Chất lượng của chiếc túi tái chế cũng bị ảnh hưởng bởi những thành phần khác cấu tạo nên chiếc túi. Nếu phần keo dán định vị trên quai, mép, đáy túi tan trong nước, các nhà sản xuất giấy có thể dễ dàng loại bỏ đi phần keo này trong quá trình tái chế.
Với quai túi giấy, nhiều xưởng in túi giấy sẽ chọn quai bằng giấy gấp hoặc giấy xoắn. Đây là chất liệu vừa thỏa mãn tính thẩm mỹ cho sản phẩm, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt, loại quai này sẽ được tái chế cùng thân túi sau khi hoàn thành một vòng đời sử dụng. Còn nếu túi giấy có quai bằng vải, cotton thì các loại quai này cần phải được loại bỏ trước khi tái chế.
Ngoài ra, những sản phẩm túi giấy ứng dụng kỹ thuật in ấn phủ UV – vanish, ép nhũ, cán mờ, cán bóng,… cũng được phân loại kỹ càng trước khi cho vào quy trình tái chế.