Bạn có biết, cứ 1m bờ biển thì có khoảng 16 túi nhựa bị vứt bỏ. Một túi nhựa mất khoảng 100 năm để phân hủy, chúng bị chia thành những mảnh nhỏ và trôi nổi trên đại dương.
Trong khi đó, một chiếc túi giấy có khả năng phân hủy sinh học trong khoảng 2 – 4 tháng, góp phần làm chậm sự biến đổi của khí hậu. Bài viết này sẽ giải thích rõ hơn các lợi ích khác nhau của việc sử dụng túi giấy
1. Vì sao túi giấy là một phần quan trọng trong việc tái chế giấy?
Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu IPSOS đối với 7 nước Châu Âu:
- 79% cảm thấy dễ chịu hơn khi cầm và chạm các sản phẩm từ giấy.
- 93% đồng ý rằng giấy có tính bền vững và nên được sử dụng nhiều hơn để làm bao bì.
- 86% đồng ý rằng nếu họ có thể chọn giữa bao bì làm từ giấy hoặc vật liệu khác, họ sẽ chọn bao bì giấy.
Bên cạnh đó, phần lớn người tiêu dùng quan tâm các loại bao bì thân thiện với môi trường:
- 70% ủng hộ việc cấm dùng các túi sử dụng một lần, và không có khả năng phân hủy trong các siêu thị.
- 80% đồng ý rằng chỉ những vật liệu có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện tự nhiên mới được gọi là vật phẩm phân hủy sinh học (nghĩa là có thể phân hủy ở môi trường đất, nước ngọt hoặc biển).
Túi giấy
Túi giấy được làm từ gỗ – nguồn nguyên liệu thô có thể tái tạo và là nguồn tài nguyên không ngừng phát triển. Do đặc tính có thể phân hủy trong tự nhiên sau 2 – 5 tháng, túi giấy sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh vật biển.
Bên cạnh đó, túi giấy là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển hình ảnh thương hiệu. Người tiêu dùng đánh giá cao những chiếc túi giấy bởi những lợi ích mà chúng đem lại.
Năm ngoái, Nghị viện châu Âu vừa thông qua dự luật cấm các đồ nhựa dùng một lần trên toàn lãnh thổ Liên minh châu Âu (EU). Nếu được Ủy ban châu Âu phê chuẩn và tiếp tục được thông qua tại từng quốc gia thành viên EU, luật cấm dùng đồ nhựa một lần sẽ chính thức trở thành luật vào năm 2021.
2. Túi giấy được làm từ nguyên liệu tự nhiên
Gỗ là nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất và là nguồn chính tạo ra giấy. Nguồn nguyên liệu tự nhiên này có thể tái tạo và ngày càng phát triển.
Hơn 1/3 của Châu Âu được bao phủ bởi rừng với diện tích lên tới 215 triệu ha. Điều này cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn và tiềm năng để giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Độ che phủ rừng ở châu Âu đang tăng 1,4% mỗi năm nhờ thực hiện việc trồng lại rừng sau khi khai thác. Cứ 1 cây bị đốn hạ, họ sẽ trồng lại 2 cây mới.
Quản lý rừng bền vững bao gồm bảo vệ các nguồn nước, phát triển nghiên cứu các sinh vật mới, bảo vệ đa dạng sinh học cũng như nâng cao phúc lợi cho các nhân viên lâm nghiệp.
Tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng triệt khi thu hoạch nhằm tránh lãng phí. Thân cây thường được sử dụng cho gỗ xẻ và gỗ làm bột giấy. Gốc, cành và ngọn của cây được sử dụng phục vụ cho nhu cầu năng lượng sinh học. Cây bị tỉa bỏ và chất thải của quá trình cưa xẻ gỗ được tận dụng làm sợi bột giấy.
Vì thế, những sản phẩm từ giấy như túi giấy có thành phần 100% tự nhiên, được tái tạo và phân hủy sinh học.
3. Túi giấy lưu trữ lượng CO2 lớn
Giấy tạo nên từ gỗ – một vật liệu tự nhiên và có thể tái tạo. Khi cây non phát triển, chúng hấp thụ carbon dioxide (CO2) từ khí quyển. Hơn nữa, là một sản phẩm gỗ, giấy cũng tiếp tục lưu trữ carbon trong suốt vòng đời của nó.
Cứ 1m3 gỗ sẽ hấp thụ 1 tấn CO2 và thải ra 0,7 tấn O2.
Thống kê cho thất, lượng carbon lưu trữ trung bình hàng năm của rừng châu Âu đạt 719 triệu tấn CO2/năm. Số lượng này bằng lượng khí thải CO2 do Đức tạo ra hàng năm, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất và xây dựng, giao thông, hộ gia đình, nông nghiệp, các chất thải. Hoặc tương đương 209 nhà máy nhiệt điện than.
CO2 tiếp tục được lưu trữ cho đến khi cây bị chặt, và sản xuất thành các sản phẩm như gỗ và túi giấy.
3. Túi giấy giảm thiểu tác động đến khí hậu
Tất cả các hoạt động công nghiệp điều tác động đến môi trường. Đánh giá vòng đời (LCA) có thể được sử dụng như một công cụ đo lường sự tác động đến môi trường của các quy trình sản xuất. Một trong những ảnh hưởng đó là Tiềm năng gây nóng toàn cầu (GWP – Global Warming Potential).
Viện nghiên cứu môi trường Thụy Điển IVL đã thực hiện một nghiên cứu về khí thải nhà kính giữa việc sản xuất túi giấy và túi nhựa. Kết luận đã chứng minh túi giấy – được sản xuất bằng sợi nguyên chất hoặc sợi tái chế – tác động không nhiều đến sự nóng lên toàn cầu (GWP) so với túi Polyurethane – được sản xuất bằng LDPE, chất dẻo nhiệt dẻo làm từ monomer Ethylene được tái tạo hoặc tái chế.
4. Túi giấy có thể tái chế và phân hủy sinh học
Châu Âu là đơn vị đi đầu trên thế giới trong lĩnh vực giấy tái chế:
- Tỷ lệ tái chế giấy ở châu Âu là 71,5%
- 59 triệu tấn giấy được tái chế mỗi năm
- Cứ mỗi giây, 2 tấn giấy được tái chế.
Ở Châu Âu, trung bình một túi giấy được tái chế và tái sử dụng 3.5 lần
Các nhà máy tái chế giấy lớn hoạt động theo Hệ thống quản lý môi trường (EMS – Environmental Management Systems) với những tiêu chuẩn môi trường cao.
Trong những trường hợp cần đựng sản phẩm nặng, túi giấy Kraft tự nhiên sẽ nổi trội hơn bởi đặc tính bền chắc và độ cơ học cao. Một túi giấy có thể tái sử dụng nhiều lần nếu chất lượng tốt và thiết kế đẹp.
Tuy nhiên, việc tái chế giấy cũng gặp một số khó khăn như:
- Chắc bền – vì độ dai của sợi cellulose sẽ giảm mỗi lần tái chế.
- Chất lượng – một số sản phẩm nhất định như tác phẩm nghệ thuật cao cấp… chỉ có thể tạo nên bằng sợi cellulose tươi.
- Có thể sử dụng được – một số sản phẩm giấy không được để tái chế, chẳng hạn như sách, ảnh hoặc các sản phẩm giấy tự hủy khi sử dụng (giấy vệ sinh hoặc giấy thuốc lá).
Khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa bị đổ xuống biển mỗi năm, tương ứng 16 túi nhựa trên 1 mét bờ biển. Rác nhựa không bị phân hủy, những vỡ vụn thành các mảnh nhỏ hơn và trộn lẫn vào nguồn thức ăn của sinh vật biển.
Nếu một túi nhựa hơn 400 năm để phân hủy thì một túi giấy có thể phân hủy sinh học trong vòng 2 đến 5 tháng – giảm thiểu đáng kể tác động đến môi trường.
Sử dụng túi giấy an toàn và thân thiện môi trường hơn túi nhựa. Nếu bạn đang cần túi giấy trong nước hoặc xuất khẩu, nhưng băn khoăn về tiêu chuẩn, thời gian, chất lượng…, chúng tôi có thể khiến mọi việc dễ dàng hơn.